Kinh nghiệm đi lễ cô Sáu – Du lịch Côn Đảo
Côn Đảo hôm nay đã trở thành nơi mang tâm nguyện hướng thiện, cầu tài lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an bởi người người truyền nhau rằng mộ cô Sáu rất thiêng, cô luôn giúp đỡ những ai có hướng thiện, thành tâm.
Khi được đặt chân đến vùng đất linh thiêng này, thì không thể không đến viếng thăm mộ cô Sáu. Để tỏ lòng thành kính và biết ơn với người chiến sĩ cách mạng. Đồng thời cũng để cảm nhận thêm không khí đặc biệt ở ngôi mộ cổ kính uy nghiêm của nữ anh hùng dân tộc.
Nghĩa trang Hàng Dương nơi Cô Võ Thị Sáu yên nghỉ, lấp lánh ánh đèn, hương khói nghi ngút cộng thêm cái se lạnh của gió biển, của hơi sương đêm tạo không gian huyền ảo mang lại cảm giác đặc biệt không thể quên.
Vị trí mộ cô Võ Thị Sáu ở đâu?
Mộ phần của cô Sáu thuộc nghĩa trang Hàng Dương nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 1km – nơi chôn cất gần 2.000 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh. Ngôi mộ của cô Sáu nằm tại khu B của nghĩa trang, ở bên trái cổng chính dẫn vào.
Linh thiêng mộ cô Sáu
Mọi người dân ở Côn Đảo điều có niềm tin, tín ngưỡng và kính trọng cô Võ Thị Sáu rất nhiều. Người bản địa, khi có khó khăn đều để xin cô phù hộ. Hay những lúc gặp may mắn đều mang lễ đến tạ ơn Cô.
Thời gian đi viếng mộ cô Sáu
Có 3 thời điểm lí tưởng để đi lễ Côn Đảo, đó là:
Có 3 thời điểm lí tưởng để đi lễ Côn Đảo, đó là:
– Đi lễ Côn Đảo đầu năm: từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, thời điểm này có ngày lễ lớn là ngày giỗ cô Sáu vào ngày 23/01 dương lịch, là thời điểm thu hút nhiều du khách ghé thăm Côn Đảo.
– Nhiều người lại chọn tháng 7 lễ để xóa tội vong ân, lễ vu lan báo hiếu.
– Đi lễ tạ cô Sáu: từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch.
Tuy nhiên, bạn có thể đi lễ ở đây bất kì thời điểm nào trong năm. Chỉ cần thành tâm và có tấm lòng hướng về nơi linh thiêng thì đều được che chở và phù hộ.
Nghĩa trang Hàng Dương luôn mở vào khung giờ từ 7h00 đến 24h đêm
Lễ vật viếng mộ cô Sáu gồm những gì?
Một bộ mã cơ bản, bộ đồ lễ cô sáu bao gồm:
* 1 nón lá
* 1 áo dài hoặc áo bà ba
* 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp
* 1 bó hương (nhang)
* 1 cặp nến (đèn cầy)
* 1 bộ trang sức
* Giầy, guốc, gương lược…
Hoa quả bao gồm:
* 01 bó hoa trắng (Cô Sáu rất thích hoa trắng nên tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này.)
* 01 mâm hoặc giỏ trái cây (đặc biệt phải có lekima hay còn gọi là trái trứng gà)
* 01 mâm lễ tài lộc (có thể mang về thờ lấy lộc)
Lễ ở đài tưởng niệm nên chuẩn bị: khăn rằn, mũ tai bèo, quần áo bộ đội, gói chè, bao thuốc.
Có thể chuẩn bị Đồ lễ mặn hoặc đồ lễ thật
Lễ mặn có thể cúng:
* Mâm xôi gà
* Heo quay
Đồ lễ thật cúng Cô Sáu có thể chọn:
* Áo dài trắng (có đủ màu)
* Áo bà ba (có đủ màu)
* Nữ trang – Trang sức (vòng tay, vòng cổ, trâm cài…)
* Khăn rằn
* Nước hoa
* Mỹ phẩm, son phấn
* Gương Lược đẹp
Bạn không cần phải chuẩn bị lễ ở nhà trước rồi mang ra đảo vì đã có Đồ Lễ Lily chuẩn bị giúp Bạn MUA TẠI ĐÂY
Trước tiên bạn nên thấp nhang tại đền thờ ở trước Nghĩa Trang Hàng Dương.
Sau đó sẽ thấp nhang tại Đài Tưởng Niệm ở phía trong nghĩa trang, để tưởng nhớ các cô chú chiến sĩ. Tiếp đến bạn qua khu B để thấp nhang cho cô Sáu.



Khi thấp nhang viếng Cô, bạn đặt đồ lễ, thắp nhang cho Cô rồi khấn nguyện. Sau đó bạn đi thấp nhang tưởng niệm cho các phần mộ của các cô chú chiến sĩ xung quanh, thấp nhang xong bạn dọn dẹp đồ lễ của mình để nhường chỗ cho người khác và đem đồ hàng mã đi hoá vàng (đốt). Trái cây, bánh kẹo nước suối để lại, gương lược, nước suối các bạn có thể xin Cô về lấy lộc.


Lưu ý ở khi thấp nhang Cô, do rất đông nên bạn xếp hàng đúng quy định, và không được đứng lên các phần mộ xung quanh nơi an nghỉ của các cô chú chiến sĩ khác.
Lễ Cô quan trọng là lòng thành tâm và sự biết ơn – cô thương cô sẽ phù hộ.
Nghĩa trang Hàng Dương, nơi Cô Sáu yên nghỉ mở cửa từ 7h – 11h30, chiều từ 13h30 – 24h hằng ngày. bạn nên tới sớm để chuẩn bị đồ lễ của mình, bày đồ lễ sao cho cẩn thận, gọn gàng vì thời điểm buổi tối mọi người sẽ đi lễ rất đông.
Ngoài viếng ở nghĩa trang Hàng Dương ra, Bạn có thể đi lễ tại các điểm khác ở Côn Đảo như Nghĩa Trang Hàng Keo, Cầu Tàu 914, miếu bà Phi Yến, chùa Núi Một, Miếu 5 cô, Mếu Cậu Cải…